Kết quả tìm kiếm cho "ghé An Giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 2010
Ngày 22/11, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tri Tôn Nguyễn Thanh Tùng cho biết, đơn vị vừa phối hợp Trường Tiểu học Vĩnh Gia (xã Vĩnh Gia) tổ chức lễ khánh thành và đưa và sử dụng Thư viện thân thiện.
Những ngày này, từ cánh đồng chân núi Ba Thê hay xã Vọng Đông (huyện Thoại Sơn) đến mảnh ruộng trải dài bạt ngàn cặp bờ kênh xã Tân Tuyến (huyện Tri Tôn) đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp không khí cười nói rôm rả của nông dân và thương lái.
Dịp cuối tuần hay những ngày rảnh rỗi, nếu muốn tìm nơi thanh tịnh thư giãn, hãy ghé qua chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc). Với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, chùa Phước Điền là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.
Năm nào cũng vậy, con nước mùng 10/10 (âm lịch), đàn cá bơi đầy sông, bà con mang ngư cụ khai thác chộn rộn. Từ bao đời nay, hiện tượng cá ra dường như mặc định của tạo hóa, chưa ai giải thích được. Nhờ vậy, ngư dân có thu nhập rủng rỉnh từ con cá, con tôm theo con nước.
Cù Lao Giêng không chỉ đẹp bởi phong cảnh sông nước hữu tình, mà còn có nhiều công trình tín ngưỡng tâm linh đặc sắc. Một trong số đó phải kể đến chùa Phước Thành, ẩn chứa câu chuyện truyền miệng về đôi chim hồng hạc từng về trú ngụ.
Chúng tôi chạnh lòng khi ghé thăm hoàn cảnh sống côi cút một mình không cha, không mẹ của em Nguyễn Hoàng Anh (11 tuổi, ngụ khóm An Ninh, thị trấn Hội An, huyện Chợ Mới) và em Nguyễn Chí Thành (14 tuổi, ngụ ấp Hòa Tân, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn).
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.
Mùa nước nổi về không chỉ mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng tốt tươi, mà còn đem theo biết bao sản vật từ thiên nhiên, như: Cá, tôm, cua, ốc, rau đồng… Thế nên, mùa nước nổi còn là mùa làm ăn, mùa sinh lợi. Người dân có nhiều cách khai thác nguồn lợi thủy sản, đưa về buổi chợ quê bình dị.
Chắc hẳn ai từng một lần ghé vùng đất Tri Tôn cũng đều cảm thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp bình dị, giản đơn nhưng phảng phất sự huyền bí, cổ kính đặc trưng của Thất Sơn - Bảy Núi.
Trải nghiệm mùa nước nổi là chuyến du lịch dân dã, mà mỗi nơi đặt chân đến sẽ có một cảm nhận khác nhau. Ngắm cảnh bình minh rực rỡ, hoàng hôn lấp lánh và yên bình, đồng hành cùng người bản địa quây quần bắt cá, chế biến món ăn đồng quê… sự thú vị này không phải nơi đâu cũng có được.
Người dân khai thác cây sen theo cách phổ biến là hái hoa, gương sen, ngó sen, cuối vụ có thêm củ sen để bán. Giá trị của sen còn nhiều hơn thế, khi một số người tận dụng tất cả bộ phận của chúng làm trà, sáng tạo tranh, mỹ phẩm, nước hoa… Đây cũng là hướng mà chị Phạm Thị Diệu Liên (xã An Nông, TX. Tịnh Biên) theo đuổi, làm ra sản phẩm mới, nâng giá trị cây sen ở xứ núi.
Tiếp tục những chuyến đi theo niềm đam mê, tôi quyết tâm chinh phục đỉnh núi Cậu (phường An Phú, TX. Tịnh Biên) với mong muốn được khám phá vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên. Dù không nằm trong bảy ngọn của Thất Sơn hùng vĩ, núi Cậu vẫn sở hữu khung cảnh hữu tình và huyền thoại tâm linh độc đáo.